JUSTICE HURRIED RISKS JUSTICE BURIED - CÔNG LÝ VỘI VÃ LÀ CÔNG LÝ BỊ CHÔN VÙI Phân tích Quyết định của Tòa án cấp cao Singapore trong vụ tranh chấp trọng tài - Sai Wan Shipping Ltd v Landmark Line Co, Ltd [2022] SGHC 8

JUSTICE HURRIED RISKS JUSTICE BURIED - CÔNG LÝ VỘI VÃ LÀ CÔNG LÝ BỊ CHÔN VÙI Phân tích Quyết định của Tòa án cấp cao Singapore trong vụ tranh chấp trọng tài - Sai Wan Shipping Ltd v Landmark Line Co, Ltd [2022] SGHC 8

JUSTICE HURRIED RISKS JUSTICE BURIED - CÔNG LÝ VỘI VÃ LÀ CÔNG LÝ BỊ CHÔN VÙI Phân tích Quyết định của Tòa án cấp cao Singapore trong vụ tranh chấp trọng tài - Sai Wan Shipping Ltd v Landmark Line Co, Ltd [2022] SGHC 8

JUSTICE HURRIED RISKS JUSTICE BURIED - CÔNG LÝ VỘI VÃ LÀ CÔNG LÝ BỊ CHÔN VÙI Phân tích Quyết định của Tòa án cấp cao Singapore trong vụ tranh chấp trọng tài - Sai Wan Shipping Ltd v Landmark Line Co, Ltd [2022] SGHC 8

JUSTICE HURRIED RISKS JUSTICE BURIED - CÔNG LÝ VỘI VÃ LÀ CÔNG LÝ BỊ CHÔN VÙI Phân tích Quyết định của Tòa án cấp cao Singapore trong vụ tranh chấp trọng tài - Sai Wan Shipping Ltd v Landmark Line Co, Ltd [2022] SGHC 8
JUSTICE HURRIED RISKS JUSTICE BURIED - CÔNG LÝ VỘI VÃ LÀ CÔNG LÝ BỊ CHÔN VÙI Phân tích Quyết định của Tòa án cấp cao Singapore trong vụ tranh chấp trọng tài - Sai Wan Shipping Ltd v Landmark Line Co, Ltd [2022] SGHC 8
JUSTICE HURRIED RISKS JUSTICE BURIED - CÔNG LÝ VỘI VÃ LÀ CÔNG LÝ BỊ CHÔN VÙI Phân tích Quyết định của Tòa án cấp cao Singapore trong vụ tranh chấp trọng tài - Sai Wan Shipping Ltd v Landmark Line Co, Ltd [2022] SGHC 8
TRANG CHỦ / TIN TỨC / BÀI VIẾT / JUSTICE HURRIED RISKS JUSTICE BURIED - CÔNG LÝ VỘI VÃ LÀ CÔNG LÝ BỊ CHÔN VÙI Phân tích Quyết định của Tòa án cấp cao Singapore trong vụ tranh chấp trọng tài - Sai Wan Shipping Ltd v Landmark Line Co, Ltd [2022] SGHC 8

Justice delayed may be justice denied” (William Ewart Gladstone)[1] là một nguyên tắc được công nhận rộng rãi trong tư pháp quốc tế,[2] tạm dịch là “Công lý chậm trễ có thể là công lý bị chối bỏ”. Các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp, dù là thủ tục tòa án thông thường hay trọng tài quốc tế, có thể phải chịu thiệt hại không thể khắc phục được trong khi chờ đợi việc ban hành một bản án/phán quyết cuối cùng và có hiệu lực pháp lý cho kết quả tranh chấp của họ. Ví dụ, tình hình kinh doanh của nguyên đơn, vốn phụ thuộc vào kết quả của quá trình thu hồi nợ đối với bị đơn, có thể không trụ vững nếu một hội đồng trọng tài trì hoãn một phán quyết trọng tài với lý do không hợp lý.

 

Tuy nhiên, trong Quyết định của Tòa án hủy Phán quyết trọng tài trong tranh chấp giữa Sai Wan Shipping và Landmark Line ngày 14/1/2022 (“Quyết định ngày 14/1/2022”) bởi việc tuyên phán quyết một cách nhanh chóng và bỏ qua nhiều bước tố tụng của một trọng tài viên,[3] Tòa án cấp cao Singapore (“Tòa án”) đã nhấn mạnh ngay ở phần mở đầu quyết định của mình rằng: “Trong khi công lý chậm trễ có thể là công lý bị chối bỏ, thì công lý vội vã là công lý bị chôn vùi” (Justice hurried risks justice buried, while justice delayed may be justice denied).

 

Vậy liệu có cách nào phân định và cân bằng ranh giới giữa “Công lý vội vã” và “Công lý chậm trễ”? Thông qua việc phân tích Quyết định ngày 14/01/2022, bài viết nhấn mạnh tầm quan trọng của việc quản lý tố tụng và sắp xếp các thời hạn, thủ tục một cách hệ thống để đạt được kết quả công bằng cho các bên trong trọng tài quốc tế nói chung và trọng tài Việt Nam nói riêng.

 

enlightenedVề nội dung Quyết định của Tòa án Cấp cao Singapore về Hủy phán quyết trọng tài giữa Sai Wan Shipping và Landmark Line ngày 14/1/2022, xem tại LINK

 

mailVề chi tiết bài viết bình luận "JUSTICE HURRIED RISKS JUSTICE BURIED - CÔNG LÝ VỘI VÃ LÀ CÔNG LÝ BỊ CHÔN VÙI Phân tích Quyết định của Tòa án cấp cao Singapore trong vụ tranh chấp trọng tài - Sai Wan Shipping Ltd v Landmark Line Co, Ltd [2022] SGHC 8" thực hiện bởi TTV/HGV. Nguyễn Mạnh Dũng và trợ lý trọng tài Phạm Dương Hoàng Phúc, xem tại LINK


[1] Cựu Thủ tướng Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland.

[2] Nguyên tắc này đã được chấp nhận rộng rãi và đề cập trong nhiều vụ tranh liên quan đến trọng tài như: Carrefour Nederland B.V. v. Suning International Group Co., Limited and Suning.Com Co., Ltd 2023 (HKIAC), InfraRed Environmental Infrastructure GP Limited and others v. Kingdom of Spain 2014 (ICSID), América Móvil S.A.B. de C.V. v. Republic of Colombia 2016 (ICSID), FREIF Eurowind Holdings Ltd v. Kingdom of Spain 2017 (SCC)

[3] The High Court of the Republic of Singapore, Sai Wan Shipping Ltd v Landmark Line Co, Ltd [2022] SGHC 8 ngày 14/1/2022.

Copyright © 2019 ADR Vietnam Chambers LLC. All Rights Reserved