RECAP CHỦ ĐỀ 6: CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN RA NƯỚC NGOÀI & KHUÔN KHỔ PHÁP LÝ CẦN THIẾT | CHUỖI SỰ KIỆN “QUẢN TRỊ HÃNG LUẬT TRỰC TUYẾN - QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC VÀ KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO”

RECAP CHỦ ĐỀ 6: CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN RA NƯỚC NGOÀI & KHUÔN KHỔ PHÁP LÝ CẦN THIẾT | CHUỖI SỰ KIỆN “QUẢN TRỊ HÃNG LUẬT TRỰC TUYẾN - QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC VÀ KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO”

RECAP CHỦ ĐỀ 6: CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN RA NƯỚC NGOÀI & KHUÔN KHỔ PHÁP LÝ CẦN THIẾT | CHUỖI SỰ KIỆN “QUẢN TRỊ HÃNG LUẬT TRỰC TUYẾN - QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC VÀ KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO”

RECAP CHỦ ĐỀ 6: CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN RA NƯỚC NGOÀI & KHUÔN KHỔ PHÁP LÝ CẦN THIẾT | CHUỖI SỰ KIỆN “QUẢN TRỊ HÃNG LUẬT TRỰC TUYẾN - QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC VÀ KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO”

RECAP CHỦ ĐỀ 6: CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN RA NƯỚC NGOÀI & KHUÔN KHỔ PHÁP LÝ CẦN THIẾT | CHUỖI SỰ KIỆN “QUẢN TRỊ HÃNG LUẬT TRỰC TUYẾN - QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC VÀ KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO”
RECAP CHỦ ĐỀ 6: CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN RA NƯỚC NGOÀI & KHUÔN KHỔ PHÁP LÝ CẦN THIẾT | CHUỖI SỰ KIỆN “QUẢN TRỊ HÃNG LUẬT TRỰC TUYẾN - QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC VÀ KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO”
RECAP CHỦ ĐỀ 6: CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN RA NƯỚC NGOÀI & KHUÔN KHỔ PHÁP LÝ CẦN THIẾT | CHUỖI SỰ KIỆN “QUẢN TRỊ HÃNG LUẬT TRỰC TUYẾN - QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC VÀ KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO”
TRANG CHỦ / TIN TỨC / HỘI THẢO / RECAP CHỦ ĐỀ 6: CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN RA NƯỚC NGOÀI & KHUÔN KHỔ PHÁP LÝ CẦN THIẾT | CHUỖI SỰ KIỆN “QUẢN TRỊ HÃNG LUẬT TRỰC TUYẾN - QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC VÀ KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO”

RECAP CHỦ ĐỀ 6: CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN RA NƯỚC NGOÀI & KHUÔN KHỔ PHÁP LÝ CẦN THIẾT | CHUỖI SỰ KIỆN QUẢN TRỊ HÃNG LUẬT TRỰC TUYẾN - QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC VÀ KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO

 

Vào chiều ngày 21/03/2025, buổi tọa đàm trực tuyến thứ sáu với chủ đề “Chiến lược phát triển ra nước ngoài & khuôn khổ pháp lý cần thiết” đã diễn ra thành công, thu hút gần 140 lượt đăng ký tham dự. Đây cũng chính là buổi tọa đàm cuối cùng, khép lại chuỗi sự kiện “Quản trị công ty luật chuyên nghiệp – Những câu chuyện thật và hư cấu” do ADR Vietnam Chambers phối hợp cùng 17 công ty luật thương mại hàng đầu ở Việt nam tổ chức.

 

Tại buổi tọa đàm, các khách mời, diễn giả và khán giả đã thảo luận về các hình thức tổ chức của công ty luật theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, yếu tố liên quan đến hình thức tổ chức quản trị của công ty, chiến lược phát triển công ty ra nước ngoài cũng như các khuôn khổ pháp lý và tài chính hỗ trợ cần có.

 

Buổi tọa đàm đã được tổ chức với sự tham gia của điều phối viên cùng các khách mời và diễn giả:

- Luật sư Nguyễn Mạnh Dũng, Giám đốc, ADR Vietnam Chambers (Điều phối viên)

- Bà Đặng Kim Hoa, Chuyên viên cao cấp, Phó Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp (Khách mời đặc biệt)

- Luật sư Trần Anh Đức, Luật sư Thành viên, Công ty Luật TNHH Allen Overy Shearman Sterling (Việt Nam) (Diễn giả)

- Luật sư Phạm Bá Linh, Luật sư Điều hành, Lexcomm Vietnam LLC (Diễn giả)

- Luật sư Trương Nhật Quang, Luật sư Thành viên Điều hành, Công ty Luật TNHH YKVN (diễn giả)

- Luật sư Ngô Thanh Tùng, Luật sư Điều hành, Công ty Luật TNHH Quốc tế Việt Nam VILAF (diễn giả)

 

Các nội dung chính:

1. Loại hình tổ chức của công ty luật tại Việt Nam: Thực tế cho thấy, phần lớn các công ty luật tại Việt Nam đều được tổ chức dưới loại hình công ty TNHH hai thành viên trở lên và chỉ có một số rất ít công ty luật có loại hình là công ty hợp danh. Giải thích cho điều này, các diễn giả đều cho rằng lý do chủ yếu xuất phát từ giới hạn trách nhiệm của các luật sư thành viên (partners). Trong khi trách nhiệm của partners ở công ty hợp danh là trách nhiệm vô hạn, các partners chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong loại hình công ty TNHH, giúp giảm rủi ro cho họ. Ngoài ra, loại hình công ty hợp danh TNHH (LLP – Limited Liability Partnership), loại hình công ty được áp dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới như Anh, Singapore nhưng chưa được quy định trong pháp luật Việt Nam cũng được đưa ra thảo luận để đánh giá mức độ thích hợp nếu được cho phép áp dụng tại Việt Nam. Đây là loại hình công ty kết hợp giữa hình thức công ty đối nhân và đối vốn, có thể giải quyết được một số vấn đề như giới hạn trách nhiệm của partners, đồng thời không giới hạn số lượng partners như công ty Luật TNHH hai thành viên trở lên.

2.  Chiến lược phát triển quốc tế của các công ty luật Việt Nam: Đối với vấn đề này, các diễn giả là partners của các công ty luật Việt Nam và quốc tế đã chia sẻ những góc nhìn và quan điểm của mình với kinh nghiệm hành nghề trong từng công ty. Mặc dù định hướng hoạt động của các công ty có sự khác nhau, song các diễn giả đều thống nhất rằng việc quốc tế hóa hoạt động của các công ty luật tại Việt Nam là một thử thách đòi hỏi kế hoạch và chiến lược được xây dựng kĩ lưỡng, cân nhắc đến các yếu tố như nhân sự, chi phí, văn hóa pháp lý, v.v. Các cách thức để các công ty luật mở rộng phạm vi hoạt động ra ngoài lãnh thổ Việt Nam cũng được thảo luận, như việc biệt phái nhân sự sang các công ty luật tại nước khác, thành lập chi nhánh công ty tại nước ngoài. Bà Đặng Kim Hoa, khách mời đặc biệt của tọa đàm, cũng chia sẻ rằng Bộ Tư pháp luôn hoan nghênh các công ty luật Việt Nam quốc tế hóa hoạt động của mình, đồng thời sẵn sàng hỗ trợ khi cần thiết.

3. Sự trợ giúp từ các tổ chức xã hội nghề nghiệp và những thay đổi trong khuôn khổ pháp lý: Trong bối cảnh bộ máy Nhà nước trong đó có Bộ Tư pháp đang được cải cách và tinh giản, đồng thời Luật Luật sư đang được lấy ý kiến để sửa đổi, bổ sung, tọa đàm đã thảo luận về việc liệu các tổ chức xã hội nghề nghiệp của Luật sư như Liên đoàn luật sư Việt nam, các đoàn luật sư địa phương hay CLB Luật sư thương mại quốc tế (VBLC) có thể tác động như thế nào tới các vấn đề quản trị công ty luật. Đồng thời, các diễn giả và khách mời đã bàn luận về những thay đổi trong khuôn khổ pháp lý có thể thúc đẩy sự phát triển của nghề luật sư Việt Nam cạnh tranh được với thị trường khu vực để vững bước tiến vào kỷ nguyên mới. Các ý kiến đều kết luận rằng, mặc dù một số thay đổi về khung pháp lý là cần thiết, song đồng thời, các công ty luật, các luật sư cũng cần chủ động nâng cao chất lượng dịch vụ pháp lý và cách thức quản trị công ty để thích ứng với quá trình hội nhập quốc tế. Ngoài ra, các tổ chức xã hội nghề nghiệp của Việt Nam cũng có thể tham khảo cách thức của các hiệp hội như Hiệp hội Luật sư Quốc tế (IBA), Hiệp hội Luật sư Hoa Kỳ (ABA), v.v. trong việc cung cấp những thông tin và kiến thức hữu ích cho cộng đồng pháp lý về việc quản trị công ty luật.

 

Ngoài ra, buổi tọa đàm còn thực hiện một khảo sát mini về những biện pháp mà các công ty luật áp dụng đối với việc quản lý. Kết quả khảo sát như sau:

  • 61% các công ty luật: (i) có thiết lập và thể hiện bằng văn bản cấu trúc quản trị và quy trình ra quyết định trong công ty; và (ii) mô tả rõ ràng và minh bạch với tất cả các luật sư thành viên về cách thức phân chia lợi nhuận cho các luật sư thành viên.
  • 52% các công ty luật có tất cả các luật sư thành viên được công nhận đúng với vai trò đó, bất kể các thỏa thuận pháp lý và tài chính giữa họ;
  • 43% các công ty luật: (i) có thiết lập một cơ chế phù hợp để các thành viên có thể giao tiếp với nhau và với ban lãnh đạo/quản lý của công ty; (ii) có giải thích rõ ràng cấu trúc góp vốn của công ty cho các luật sư thành viên, bao gồm phân biệt các loại vốn khác nhau và cách thức góp vốn hoặc rút vốn của các luật sư thành viên; và (iii) việc trở thành một luật sư thành viên trong công ty đồng nghĩa với việc chấp nhận một vai trò được xác định rõ ràng cùng với các quyền lợi và trách nhiệm tương ứng;
  • 39% các công ty luật: có quy trình minh bạch để lựa chọn lãnh đạo và bổ nhiệm các vị trí quản lý trong công ty.

---

Thông tin về Chuỗi sự kiện “Quản Trị Hãng Luật Trực Tuyến 2025” với chủ đề “Quản trị công ty luật chuyên nghiệp – Những câu chuyện thật và hư cấu” xem tại: https://adr.com.vn/vi/tin-tuc/gioi-thieu-chuoi-su-kien-quan-tri-hang-luat-truc-tuyen-2025-voi-chu-de-quan-tri-cong-ty-luat-chuyen-nghiep-nhung-cau-chuyen-that-va-hu-cau

#ADRVietnamChambers #quantrihangluat

 

Copyright © 2019 ADR Vietnam Chambers LLC. All Rights Reserved