Việt Nam đã là thành viên của Công ước Viên về Hợp đồng mua bán quốc tế (CISG) từ ngày 1 January 2017 và các quốc gia thành viên CISG hiện chiếm phần lớn kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam. Năm 2020 tổng kim ngạch hàng hóa xuất, nhập khẩu của Việt nam đạt hơn 545 tỷ USD, gấp đôi tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của năm là 271,16 tỷ đô la.
Tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) các vụ tranh chấp liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hoá chiếm tỷ trọng lớn nhất, lên tới 44,4% tổng số vụ việc được thụ lý năm 2021. Tranh chấp trong lĩnh vực thương mại quốc tế cũng là loại hình tranh chấp phổ biến nhất tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế Singapore (SIAC) với 30% tổng số vụ việc được thụ lý. Thêm vào đó, năm 2021, Việt Nam cũng là một trong những quốc gia hàng đầu có tranh chấp tại SIAC.
Cho tới nay, CISG là một trong các điều ước quốc tế được phổ biến và áp dụng rộng rãi nhất với 96 quốc gia thành viên trên thế giới. Mặc dù vậy, các nguyên tắc của CISG vẫn còn khá mới đối với hệ thống pháp luật Việt Nam cũng như đối với giới luật sư thương mại.
Buổi hội thảo thứ năm trong chuỗi hội thảo về trọng tài của ADR Việt Nam Chambers, với tiêu đề “International Trade Arbitration”, tổ chức vào lúc 14:00 – 15:30 GMT+7 ngày 22/07/2022, sẽ cung cấp những sự phát triển gần đây của CISG tại Châu Á và việc áp dụng CISG tại Trọng tài.
Điểm nhấn của Buổi hội thảo:
- Bà Sherlin Tung, Luật sư thành viên (partner) của Công ty luật Withersworldwide sẽ trình bày về sự phát triển gần đây của CISG tại Châu Á, cụ thể việc áp dụng CISG tại các thẩm quyền tài phán và tại sao CISG là một lựa chọn đúng cho những vụ tranh chấp xuyên biên giới và trọng tài quốc tế.
- Ts. Nguyễn Thị Thu Trang, Luật sư của Dzungsrt & Associates, sẽ bình luận về việc áp dụng CISG tại Việt Nam.
Đăng ký tham gia tại : https://us02web.zoom.us/webinar/register/WN__K_95eWiR6yUT7gxKmK59A